Kết quả thực hiện Chương trình Quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An năm 2024
Năm 2024, Chương trình Quan trắc chất lượng
môi trường (QTMT) tỉnh Nghệ An được triển khai thực hiện theo Quyết định số số 4995/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Chương trình QTMT tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025 và Quyết định số 05/QĐ-STNMT ngày 03/01/2024
của Sở TN&MT về việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ QTMT tỉnh năm 2024 (06 đợt); trong đó giao Trung tâm Quan trắc
TN&MT chủ trì thực hiện. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
1. Về kế hoạch lấy mẫu quan trắc
Trung tâm đã thực hiện 06 đợt quan trắc môi trường
trong năm 2024, cụ thể:
- Đợt I từ ngày 05/01/2024 đến ngày 25/01/2024.
- Đợt II từ ngày 01/3/2024 đến ngày 25/3/2024.
- Đợt III từ ngày 02/5/2024 đến ngày 23/5/2024.
- Đợt IV từ ngày 01/7/2024 đến ngày 22/7/2024.
- Đợt V từ ngày 04/9/2024 đến ngày 26/9/2024.
- Đợt VI từ ngày 01/11/2024 đến ngày 19/11/2024.
Công tác lấy mẫu được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh (17 huyện, 03 thị
xã và thành phố Vinh) gồm các tuyến: Quốc lộ 7, quốc lộ 48, các huyện ven biển,
thành phố Vinh. Vị trí lấy mẫu cơ bản theo đúng Phụ lục đính kèm theo Quyết
định số 4995/QĐ-UBND ngày 22/12/2021, trừ điểm lấy mẫu nước dưới đất tại trạm
cấp nước huyện Anh Sơn không còn sử dụng nên không thực hiện lấy mẫu theo Quyết định số 05/QĐ-STNMT ngày 20/01/2024 của Sở TN&MT
về việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường tỉnh Nghệ An năm 2024.
2.
Về khối lượng thực hiện
2.1. Loại mẫu và số lượng mẫu
- Đợt I đã thực
hiện lấy 97 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 08 mẫu nước dưới
đất, 23 mẫu không khí xung quanh.
- Đợt II đã thực
hiện lấy 110 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 08 mẫu nước
dưới đất, 23 mẫu không khí xung quanh, 08 mẫu trầm tích, 05 mẫu đất.
- Đợt III đã thực
hiện lấy 89 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 23 mẫu không khí
xung quanh.
- Đợt IV đã thực
hiện lấy 97 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 08 mẫu nước dưới
đất, 23 mẫu không khí xung quanh.
- Đợt V đã thực
hiện lấy 110 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 08 mẫu nước
dưới đất, 23 mẫu không khí xung quanh, 08 mẫu trầm tích, 05 mẫu đất
- Đợt VI đã thực
hiện lấy 89 mẫu gồm: 53 mẫu nước mặt, 13 mẫu nước biển ven bờ, 23 mẫu không khí
xung quanh.
2.2. Thông số
phân tích/mẫu
Nước mặt: 24
thông số; Nước biển ven bờ: 12 thông số; Nước dưới đất: 14 thông
số; Trầm tích: 7 thông số; Đất: 7 thông số; Không khí: 8
thông số.
2.3. Mẫu
QA/QC: Thực hiện theo
quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ TN&MT, trong hoạt động quan
trắc hiện trường, số lượng mẫu QA/QC thực hiện
trong mỗi đợt quan trắc ≤ 10% mẫu thực.
3.1.1. Môi
trường nước mặt
Qua kết quả quan
trắc chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh năm 2024 cho thấy, môi
trường nước mặt tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm một số thông số hữu cơ, vô cơ và
vi sinh. Cụ thể đánh giá theo
lưu vực, thông số và chỉ số WQI như sau:
v Về lưu vực đánh giá:
Hệ thống
sông Lam và phụ lưu có 12 thông số với 81/108 mẫu có các thông số phân tích
vượt Quy chuẩn, có 09/21 thông số chưa có dấu hiệu ô nhiễm bao gồm Kim loại
nặng (As, Cu, Cd, Pb, Cr6+, Hg), Tổng dầu mỡ, Coliform, CN-.
Các thông số pH, DO, F-, Cl- và E.coli vượt Quy chuẩn rải
rác tại một số điểm. Các điểm
quan trắc có mục đích cấp nước cho các Nhà máy cấp nước có chất lượng tốt hơn
so với các điểm có mục đích sử dụng nước thấp hơn.
Nhìn chung so với năm
2023, chất lượng nước mặt tuyến sông Lam và phụ lưu không có biến động nhiều, tiếp tục ghi nhận tình trạng ô nhiễm
một số thông số thuộc nhóm hữu cơ, vô cơ thông thường gồm BOD5, COD,
TSS, NH4+-N, NO2--N, F-,
Cl-, kim loại (Fe, Mn), vi sinh (E.coli). Rải rác
một số giá trị pH, DO không đạt yêu cầu.
- Hệ thống sông Hiếu và phụ
lưu có 09 thông số với 43/60 mẫu quan trắc có các thông số
phân tích vượt Quy chuẩn, có 12/21 thông số chưa có dấu hiệu ô nhiễm bao gồm
Kim loại nặng (Cu, Pb, Cr6+, Hg), Tổng dầu mỡ, Coliform, NH4+,
Cl-, F-, CN-… Lưu vực sông Hiếu ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số nhóm
kim loại (As, Mn, Fe, Cd). So với năm 2023, số lượng các thông số vượt
Quy chuẩn và số điểm quan trắc bị ô nhiễm tại 06 đợt năm 2024 đã giảm (năm 2023
có 11 thông số với 49 mẫu quan trắc có các thông số vượt Quy chuẩn), tuy nhiên
mức vượt quy chuẩn của các thông số kim loại (As, Mn, Fe) tại một số mẫu nước
mặt kiểm soát vùng khai thác khoáng sản Quỳ Hợp lại vượt với mức cao và rất cao
tại đợt 4 - tháng 7 năm 2024.
- Hệ thống sông độc lập ven biển có 13 thông số với
82/84 mẫu quan trắc có các thông số phân tích vượt Quy chuẩn. Có 08/21 thông số
chưa có dấu hiệu ô nhiễm bao gồm Kim loại nặng (Cu, Cd, Pb, Hg, Cr6+),
Tổng dầu mỡ, CN- và Coliform. Tiếp tục có biểu hiện ô nhiễm/không
đáp ứng Quy chuẩn rải rác với các thông số pH, DO, TSS, As, Pb, F-
và E.coli. Các thông số có biểu hiện ô nhiễm trên diện rộng là BOD5,
COD, Fe, Mn, NH4+, NO2- và Cl-. Nhìn chung, so với năm 2023, chất lượng nước
các sông nội địa không biến động nhiều.
- Hệ thống hồ chứa có 14 thông số
với 59/66 mẫu quan trắc có các thông số phân tích vượt Quy chuẩn. Hệ thống hồ
chứa có 07/21 thông số chưa có dấu hiệu ô nhiễm bao gồm Kim loại nặng (As, Pb,
Cd, Hg, Cr6+, Cu) và Coliform. Các thông số pH, DO, Cl-,
F-, CN-, Tổng dầu mỡ và E.coli vượt Quy chuẩn rải rác tại
một số điểm; các thông số còn lại vượt Quy chuẩn
tại nhiều điểm quan trắc trên lưu vực. Điểm quan trắc có mục đích cấp nước
cho các Nhà máy cấp nước có chất lượng tốt hơn so với các điểm có mục đích sử
dụng nước thấp hơn. So với năm 2023, nước mặt tại các hồ trong 06 đợt
năm 2024 tiếp tục bị ô nhiễm trên diện rộng bởi BOD5, COD, TSS, NH4+-N,
NO2—N. Trong đó, ô nhiễm bởi Amoni và Nitrit thường ở mức
cao, vượt Quy chuẩn nhiều lần, chủ yếu tại các hồ chứa trên địa bàn thành phố
Vinh.
v
Đánh giá theo
chỉ số chất lượng nước VN_ WQI:
Diễn
biến cơ cấu chất lượng nước mặt năm 2024 theo mức đánh giá VN_WQI
Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh
Nghệ An năm 2024 theo kết quả tính toán chỉ số VN_WQI có chất lượng tốt, ít
biến động giữa các đợt quan trắc khác nhau. Trong các
tuyến quan trắc, chất lượng nước mặt theo chỉ số VN_WQI cao nhất ở hệ thống
sông Lam và sông Hiếu (VN_WQItb = 93), xếp thứ 2 là hệ thống sông
độc lập ven biển (VN_WQItb = 89). Chất lượng nước mặt ở các hồ chứa
nước mặt thấp nhất trong các tuyến quan trắc (VN_WQItb = 76). Phần
lớn các mẫu phân tích trên mạng lưới trong năm 2024 được đánh giá nước sử dụng
cho mục đích sinh hoạt (cần hoặc không cần các biện pháp xử lý phù hợp), chiếm
tỉ lệ cao 85,85% (273/318 kết quả quan trắc); Số điểm quan trắc có chất lượng
trung bình là 34/318 điểm, chiếm tỉ lệ 10,69%; số mẫu được đánh giá có chất
lượng nước kém và nước bị nhiễm độc cần có biện pháp khắc phục xử lý là 11/318
mẫu, chiếm tỉ lệ nhỏ 3,46%.
3.1.2. Môi
trường nước biển ven bờ
Theo kết quả quan trắc cho thấy, năm 2024 chất lượng nước biển ven bờ
cơ bản tốt, hầu hết các thông số đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép
theo QCVN 10:2023/BTNMT, ngoại trừ các thông số ô nhiễm chủ yếu như: NH4+ -
N, TSS, Fe. Trong đó, hàm lượng Amoni (NH4+ - N) là thành phần ô nhiễm
thường xuyên nhất trong nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh. Ô nhiễm TSS
xuất hiện tại một số điểm quan trắc nước biển ven bờ vùng bãi tắm, vùng cửa
lạch và cửa sông. Ô nhiễm sắt xuất hiện ở một số điểm, với một số đợt lấy mẫu
trong năm như: Vùng bãi tắm (B3 - Bãi biển Quỳnh Phương,
B9 - Bãi tắm trung
tâm khu du lịch Bãi Lữ, B11 - Bãi biển Cửa Lò tại đảo Lan Châu, B12
- Bãi tắm thị xã Cửa Lò); vùng cửa lạch (B6 - Lạch Thơi, B5
- Lạch Quèn, B7 - Lạch Vạn); vùng cửa sông (B1 - Trung
tâm cảng Đông Hồi). Hàm lượng DO thấp hơn giới hạn cho
phép của Quy chuẩn tại một số thời
điểm quan trắc vùng cửa lạch (B5 – Lạch
Quèn, B7 –
Lạch Vạn);
Ô nhiễm Amoni (NH4+ - N) xuất
hiện ở hầu hết các điểm quan trắc trong tất cả đợt quan trắc năm 2024 (ngoại trừ điểm B3 - Bãi biển Quỳnh Phương đợt I – tháng 1/2024 kết quả KPH). Việc áp dụng
QCVN 10:2023/BTNMT để đánh giá chất lượng nước biển ven bờ thay thế QCVN
10-MT:2015/BTNMT đã có sự thay đổi về giá trị giới hạn một số thông số, trong
đó giá trị quy định Amoni (NH4+) giảm từ 0,5 mg/L xuống
0,1 mg/L nên hàm lượng Amoni (NH4+) tại hầu hết tất cả
các điểm quan trắc nước biển ven bờ trên địa bàn tỉnh trong năm 2024 không đạt
Quy chuẩn cho phép.
So
với năm 2023, chất lượng nước biển tại các bãi tắm tiếp tục duy trì cơ bản đạt
yêu cầu; ngoại trừ ô nhiểm đối với thông số Amoni (NH4+ - N) và một số điểm quan trắc có giá trị thông số vượt hoặc
thấp hơp giới hạn cho phép Quy chuẩn là Fe, TSS, hàm lượng DO. Tại điểm quan trắc Lạch
Quèn, Lạch Vạn không
xuất hiện dấu hiệu nhiễm bẩn PO43-,
tại cảng lạch Cửa Lò không còn ô nhiễm Mn.
3.1.3. Môi
trường nước dưới đất
Nhìn chung,
chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn khá tốt, có chiều
hướng tốt hơn so với kết quả quan trắc năm 2023. Toàn mạng lưới quan trắc có
10/14 thông số đạt yêu cầu của QCVN
09:2023/BTNMT.
Chất lượng nước dưới đất có biểu hiện tốt nhất vào đợt II – tháng 3/2024 (chỉ ô
nhiễm bởi vi sinh), các đợt còn lại đều có từ 2 - 3 thông số ô nhiễm.
Theo kết quả
quan trắc năm 2024, nguồn nước vẫn có giá trị pH thấp, không đạt yêu cầu của Quy chuẩn ở một số điểm quan trắc (N2, N10). So với năm 2023,
nước dưới đất không còn ô nhiễm bởi Amoni tại các điểm N4
– Trạm cấp nước
Anh Sơn; điểm N9 - xóm Liên Xuân, xã Nghĩa Xuân, huyện Qùy
Hợp và điểm N7
– Thôn tháng 8, Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn. Ô nhiễm Mangan tiếp tục xuất hiện tại
điểm N14 - nhà ông Trần Hoàng Hà, xóm Liên
Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (đợt V).
Ô nhiễm bởi vi sinh đặc biệt là Coliform vẫn là nguyên nhân chính khiến cho chất lượng nước
dưới đất không đạt yêu cầu, điển hình là điểm N11
– Tiểu đoàn 5, trung đoàn 335 xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn và N14 - nhà ông Trần Hoàng Hà, xóm Liên Sơn, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn số lượng coliform vượt Quy chuẩn cả 04/04 đợt
quan trắc. Trong các điểm quan trắc, đáng lưu ý nhất là điểm N14 - nhà ông Trần Hoàng Hà, xóm Liên Sơn, xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn chất lượng nước có 03/14
thông số phân tích vượt Quy chuẩn, bao gồm Mangan (Mn), Coliform và
E.Coli. Ngoài ra, cần theo dõi diễn biến một số điểm quan trắc thường xuyên có
giá trị pH thấp hơn giới hạn cho phép của Quy chuẩn (N2, N10).
Kết quả quan trắc môi trường không khí
xung quanh năm 2024 cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh
Nghệ An cơ bản đáp ứng yêu cầu về chất lượng môi trường không khí xung quanh
theo các Quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Hầu hết giá trị các thông số quan trắc đều thấp
hơn Quy chuẩn hiện hành. Trong 08 thông số quan trắc chất lượng môi trường
không khí xung quanh, chỉ có thông số tiếng ồn tại một số điểm đã vượt quy
chuẩn cho phép với mức vượt không đáng kể. Ô nhiễm tiếng ồn tập trung tại một
số điểm thuộc các nút giao thông; cụ thể: K36 - ngã tư Thị
xã Hoàng Mai (giao QL1 và QL36); K35 - ngã tư Quỳnh Lưu, huyện Quỳnh Lưu; K34 -
ngã tư Diễn Châu, huyện Diễn Châu; K33 - ngã
tư Quán Hành, huyện Nghi Lộc với mức vượt không đáng kể (dao động từ 1,02 đến 1,05 lần).
Trong đó, đáng chú ý là mẫu K36
- Mẫu không khí tại ngã tư Thị
xã Hoàng Mai (giao QL1 và QL36) có biểu hiện ô nhiễm tại 6/6 đợt quan trắc với mức vượt quy
chuẩn cho phép từ 1,02 đến 1,05 lần.
3.3. Đánh giá chất lượng môi trường trầm tích
Chất lượng môi
trường trầm tích tỉnh Nghệ An năm 2024 hầu hết đều có chất lượng tốt với 7/8
mẫu không có thông số nào bị ô nhiễm. So với kết quả quan trắc năm 2023, môi
trường trầm tích vùng cửa sông, cửa lạch ven biển có diễn biến tốt hơn, tại điểm
quan trắc lạch Quèn, xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (TT2) thông số kim loại nặng
Asen đã đạt yêu cầu theo QCVN
43:2017/BTNMT (cột trầm tích nước mặn,
nước lợ). Tuy
nhiên, Trầm tích nước ngọt có chiều hướng xấu hơn, ô nhiễm Asen (As) tại
điểm cầu Nậm Tôn, thị trấn Quỳ Hợp (TT8) xuất hiện liên tục qua các
đợt quan trắc trong năm 2023 và 2024. Riêng năm 2024, hàm lượng Asen vượt Quy
chuẩn ở cả 02 đợt quan trắc với mức vượt từ 1,38 lần (đợt II) đến 6,20 lần (đợt
V) và có thủy ngân ở cả 02 đợt quan trắc.
3.4. Đánh giá chất lượng
môi trường đất
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường đất tại 05 điểm quan trắc đất
nông nghiệp tại các địa phương trong 02 đợt năm 2024 (đợt II tháng 3 và đợt V
tháng 9) cho thấy: Môi trường đất hiện không có biểu hiện ô nhiễm bởi kim loại
nặng. Kết quả phân tích các thông số trên tại 05/05 điểm quan trắc đều thấp hơn
ngưỡng quy định tại QCVN 03:2023/BTNMT (Loại
1) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất.