Đề xuất Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến tổ chức, cá
nhân về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 252 (quy
định về hiệu lực thi hành), Luật Đất đai số 31/2024/QH15. Trong đó đề xuất,
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Theo
Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 của Bộ TN&MT, mục đích nhằm
xây dựng Nghị quyết của Quốc hội để cho phép Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có
hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, đưa Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống sẽ
khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn đọng
về đất.
Bên
cạnh đó, hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, phát huy tiềm
năng, sử dụng hiệu quả cao nhất giá trị nguồn lực đất đai. Đồng thời, qua đó
phải tháo gỡ được những khó khăn trong tiếp cận đất đai phục vụ sản xuất kinh
doanh, thu hút đầu tư, đóng góp lớn cho việc hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát
triển kinh tế - xã hội đã đề ra, ổn định về xã hội, lợi ích thiết thực cho nhân
dân.
Về
tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất
đai, đối với các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài nguyên và Môi trường được
giao chủ trì soạn thảo: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày
16 tháng 4 năm 2024 quy định về hoạt động lấn biển. 4 dự thảo Nghị định gồm:
Nghị định quy định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai,
Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Nghị định quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hệ thống thông tin
đất đai và Nghị định quy định về giá đất đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường
triển khai xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Cụ thể, thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị
định; Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã họp và cho ý kiến đối với nội dung dự thảo
các nghị định; Gửi lấy ý kiến bằng văn bản các bộ, ngành, địa phương; đăng tải
nội dung dự thảo các nghị định trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của
Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bên cạnh đó, tổ chức lấy ý kiến các UBND, các Sở, ban ngành
có liên quan của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua tổ chức 4
Hội nghị tại các vùng (miền Bắc, miền Trung, miền Nam Trung Bộ và miền Nam);
phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lấy ý kiến
các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp đối với dự thảo Nghị định quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai và dự thảo Nghị định quy
định về giá đất.
Đến nay đã hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Tư
pháp đã tổ chức họp Hội đồng để thẩm định 4 hồ sơ dự thảo Nghị định này. Bộ Tài
nguyên và Môi trường đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để nghiên cứu, tiếp
thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Chính phủ theo tiến độ
được giao.
Đối với dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực đất đai, Bộ cũng đã chủ động xây dựng nội dung dự thảo
Nghị định, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương và đăng tải trên Cổng thông
tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường để lấy ý kiến các tổ
chức, cá nhân. Tuy nhiên, một số hành vi quy định trong dự thảo Nghị định cần
được rà soát để thống nhất với quy định của các Nghị định quy định chi tiết thi
hành Luật Đất đai nên chưa thể hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Tại
Thông báo số 168/TB-VPCP ngày 17 tháng 4 năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
đã cho phép Nghị định này được thực hiện quy trình rút gọn để quy định thời
điểm hiệu lực đảm bảo đồng bộ với thời điểm Luật có hiệu lực.
Đối với các Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm: Thông tư quy định kỹ thuật điều tra,
đánh giá đất đai; kỹ thuật bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất; Thông tư quy định về
thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; Thông tư quy
định về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản gắn liền với đất và Thông tư quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu thông
tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Bộ đã thành lập Tổ soạn thảo các Thông
tư, các đơn vị cũng đang tập trung nguồn lực để xây dựng bảo đảm thời gian và
chất lượng văn bản.
Đối với các Nghị định do Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo: Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị
định quy định về quỹ phát triển đất và Nghị định quy định về thu tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định; Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất
trồng lúa và gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định.
Theo Dự thảo Nghị quyết, điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 1
Điều 252 Luật Đất đai số 31/2024/QH15 như sau: “1. Luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều này”.
Theo monre.gov.vn
Từ ngày 1/4/2024, Điều
190 và Điều 248 của Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm
2024. Đó là các quy định về hoạt động lấn biến và việc chuyển mục đích sử dụng
đất rừng.
Quy định về hoạt động
lấn biển
Điều 190 Luật Đất đai
2024, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng vốn, kỹ thuật, công nghệ
thực hiện các hoạt động lấn biển; có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho nhà đầu tư
thực hiện hoạt động lấn biển theo quy định của pháp luật.
Trong đó, các hoạt động
lấn biển phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây: Bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia trên biển; phù hợp với
quy định của luật khác có liên quan và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Dựa trên cơ sở đánh giá đầy đủ về kinh
tế, xã hội, môi trường, bảo đảm phát triển bền vững, đa dạng sinh học, các yếu
tố tự nhiên, tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Phù
hợp với quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây
dựng hoặc quy hoạch đô thị; Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên biển; bảo
đảm hài hòa lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động lấn biển và tổ
chức, cá nhân khác có liên quan; bảo đảm quyền tiếp cận với biển của người dân,
cộng đồng; Hoạt động lấn biển phải được lập thành dự án đầu tư hoặc hạng mục
của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường được giao trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt
động lấn biển; thanh tra, kiểm tra hoạt động lấn biển và quản lý khu vực lấn
biển theo quy định của pháp luật.
Căn cứ, điều kiện chuyển mục đích sử dụng
rừng
Theo Điều 248 Luật Đất đai 2024, việc chuyển mục đích sử
dụng rừng sang mục đích khác phải dựa vào các căn cứ sau: Kế hoạch giao rừng,
cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Ủy ban nhân
dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc kế hoạch sử dụng đất
hằng năm cấp huyện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Diện tích rừng, đất
quy hoạch để trồng rừng; Nhu cầu sử dụng rừng thể hiện trong dự án đầu tư đối
với tổ chức; đề nghị giao rừng, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang
mục đích khác đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; Năng lực quản lý
rừng bền vững của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải
đảm bảo các điều kiện sau: Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc
quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; Được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác; Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Có phương
án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau
khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Phòng Kế hoạch Tài
chính