Bài 2: Sinh hoạt chuyên đề lồng nghép vào cuộc họp chi bộ định kỳ tại Chi bộ Thanh tra Sở ngày 01.8.2022

CHUYÊN ĐỀ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CUỘC THANH TRA TRONG

 LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

1) Chuẩn bị thanh tra môi trường:

Xây dựng đề cương tự báo cáo: Đây là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra. Việc xây dựng đề cương phải dễ hiểu để cho đơn vị được thanh tra có thể tự báo cáo được lại vừa đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho công tác thanh tra. Để có được một đề cương tự báo cáo tốt thì cần phải nắm rõ về đặc điểm, loại hình sản xuất của đơn vị được thanh tra. Ngoài các thông tin chung thì các đơn vị lại có những đặc điểm, yếu tố riêng nên cần phải có những thông tin đặc trưng. Cần lưu ý đến các thủ tục về môi trường cũng như các hoạt động sản xuất đặc trưng đối với mỗi loại hình để xây dựng nên đề cương. Cần đến các thông tin về đầu vào, đầu ra, các công trình, hệ thống xử lý chất thải, các biện pháp giảm thiểu chất thải...trong hoạt động sản xuất của đơn vị.

Bên cạnh đó, quá trình chuẩn bị cũng cần nắm thông tin đến tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị (có hoạt động sản xuất theo mùa vụ không, tình trạng sản xuất như thế nào...) để bố trí lịch thanh tra, làm việc cho hợp lý (tránh việc làm việc vào lúc đơn vị không sản xuất hoặc không vào mùa vụ).

2) Quá trình thanh tra:

- Hồ sơ:

Cần phải thu thập đầy đủ các hồ sơ mà đơn vị có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như: Báo cáo ĐTM (cam kết, kế hoạch bvmt, giấy xác nhận đủ tiêu chuẩn...); Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ, hồ sơ chủ nguồn thải chất thải nguy hại (đăng ký, báo cáo, hợp đồng thu gom, vận chuyển...); các loại nghĩa vụ tài chính đối với môi trường như: ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản, phí BVMT đối với nước thải công nghiệp...

Các loại hồ sơ liên quan (hợp đồng, hóa đơn...) đến đầu vào, đầu ra của hoạt động sản xuất: như nước, điện, than...

Nắm được sơ bộ toàn bộ quy trình sản xuất của cơ sở để xác định được quá trình sản xuất, các loại chất thải, các nguồn xả thải, và các vấn đề về môi trường đặc trưng của cơ sở...

Nắm được sơ bộ các loại nguyên nhiên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, các loại chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại...)

- Thực tế: 

Kiểm tra thực tế hoạt động sản xuất của cơ sở (xem cơ sở hoạt động bình thường không, đảm bảo được bao nhiêu phần trăm công suất so với thiết kế).

Kiểm tra các công trình, hệ thống xử lý chất thải: Các công trình, hệ thống này có hoạt động ổn định, bình thường không (qua nhật ký vận hành, qua công tơ điện của hệ thống xử lý...), có đúng với các nội dung trong hồ sơ môi trường không. Việc thu gom, lưu giữ, phân loại, vận chuyển, xử lý các loại chất thải này như thế nào? Có đúng quy định pháp luật hoặc đúng với các nội dung trong hồ sơ môi trường không. Lưu ý rằng có thể các công trình hệ thống xử lý chất thải có thể khác với nội dung nhưng mà làm cho môi trường tốt hơn thì cũng đảm bảo quy định pháp luật.

Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu chất thải: Các biện pháp này đã hiệu quả chưa, có đầy đủ theo các nội dung trong hồ sơ môi trường không.

Kiểm tra các nguồn thải, vị trí xả thải: Các vị trí xả nước thải, các vị trí xả khí thải (ống khói) để xem xét cảm quan về chất lượng xả thải ra môi trường.

Trưng cầu giám định chất lượng xả thải (nếu có): Việc lấy mẫu, phân tích cần lưu ý đến chức năng của đơn vị thực hiện lấy và phân tích mẫu, vị trí lấy mẫu, các chỉ tiêu phân tích mẫu (theo nội dung của hồ sơ môi trường), hoạt động sản xuất của đơn vị, của hệ thống xử lý chất thải, thời tiết vào thời gian lấy mẫu. Lưu ý rằng có sự khác biệt giữa môi trường xung quanh, môi trường lao động và xả thải cho nên vị trí lấy mẫu cũng rất quan trọng.

3) Lập biên bản thanh tra và biên bản vi phạm hành chính:

Việc lập biên bản thanh tra phải bám theo các nội dung trong đề cương đã lập. Việc xác định, lập biên bản vi phạm phải căn cứ theo Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và các biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính và  các nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hiện hành (Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Nghị định 55/2021/NĐ-CP và chuẩn bị là Nghị định 45/2022 ngày 7/7/2022- có hiệu lực ngày 25/8/2022).

 

 

 

 

 

 

 

THÔNG BÁO
VĂN BẢN ĐƯỢC GỬI QUA MẠNG GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
image advertisement

image advertisement

 
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 27
  • Hôm nay: 899
  • Trong tuần: 7 959
  • Tất cả: 727312