Một số kết quả về công tác truyền pháp luật về tài nguyên à môi trường; khó khăn, vướng mắc, giải pháp thực hiện thời gian tới

1. Công tác tuyên truyền:

          1.1. Công tác xây dựng, quản lý, sử dụng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền pháp luật

          - Hiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường chưa có công chức chuyên trách về công tác pháp chế, việc tuyên truyền chủ yếu là các cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm tuyên truyền vì vậy khả năng tuyên truyên còn nhiều hạn chế.

          - Lực lượng tuyên truyền viên pháp luật hầu hết là kiêm nhiệm nên có lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền củng như việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác PBGDPL xuống cơ sở còn một số hạn chế, chưa được đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.     

1.2. Kết quả triển khai các nội dung, hình thức mới trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả được áp dụng trong thực tiễn

  Thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường và các văn bản khác (Hiến pháp năm 2013, Kế hoạch PBGDPL và các chương trương trình, đề án của Trung ương về công tác PBGDPL,...) trên địa bàn tỉnh Nghệ An được triển khai với sự tham gia của các cấp, ngành, địa phương với nội dung thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng; các hình thức, phương pháp tuyên truyền ngày càng phong phú, đa dạng và có hiệu quả. Sở Tài nguyên và Môi trường luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý tài nguyên và môi trường, cụ thể:

- Thực hiện phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong nội bộ cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 củ Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trông nội bộ; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ gắn với công tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về PCTN như Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba BCH Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 10-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X; Chương trình hành động của Chính phủ kèm theo Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 29/11/2017 về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Nội dung cơ bản của Liên hợp ước Quốc tế về phòng, chống tham nhũng và các Nghị quyết, Quyết định, Chương trình, Kế hoạch do Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành về phòng, chống tham nhũng. Kế hoạch số 38-KH/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy Nghệ An sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương khó XIII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng Chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; Gắn với công tác phòng, chống tham nhũng việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh Nghệ An về thực hiện đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng” năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An gắn với Chỉ thị số 10/TT-TTG ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 14/01/2021 ca UBND tnh Ngh An về thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 và các Kế hoạch phòng, chống tham nhũng hành năm của UBND tỉnh.

- Tuyên truyên, đôn đốc các Doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đang nợ tiền ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường. Trong năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận tiền kỹ quỹ của 180 tổ chức/206 điểm mỏ với tổng số tiền là 26.911.159.955 đồng.

- Triển khai và thực hiện Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và Nghị định số 41/2021/NĐ-CP ngày 30/3/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở tham dự Hội thảo, góp ý các Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền UBND tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực đất đai.

 - Thc hin quán trit các quy định Lut, các văn bn hướng dn thi hành Lut và các văn bn ch đạo ca Trung ương, ca tnh v kê khai tài sn, thu nhp ti toàn b cán b, công nhân viên chc ca S và trin khai thc hin kê khai tài sn, thu nhp đối vi cán b, công chc thuc đối tượng có nghĩa v kê khai; giao cho Thanh tra Sở lp danh mc đối tượng, phát bn kê khai đến đối tượng và yêu cu các đối tượng có nghĩa v kê khai thc hin nghiêm chnh.

+ Tiếp tục thực hiện Chương trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018-2022 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và Hội người cao tuổi tỉnh Nghệ An; Chương trình phối hợp công tác xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2019-2024 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và Hội Luật gia tỉnh Nghệ An.

          + Thực hiện Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Quy chế phối hợp về lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nghệ An giữa Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ.

          + Tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến với nội dung quán triệt, triển khai Quyết định số 28/2021/QĐ-UBND ngày 17/9/2021 của UBND tỉnh về cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh; công bố quyết định ủy quyền ký cấp Giấy chứng nhận của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố Vinh theo Kế hoạch số 5876/KH-STNMT ngày 12/10/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Thc hin tt Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 14/01/2021 ca UBND tnh Ngh An về thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021 của UBND tỉnh Nghệ An. Ban Kế hoạch số 655/KH-STNMT-TTr ngày 3/2/2021 thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021.

 Chỉ đạo, tổ chức triển khai cuộc thi "tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng" theo Thể lệ số 02/TTL-BTC ngày 20/8/2021, Công văn số 1464/TTCP-PC ngày 23/8/2021 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 03/KH-TTR ngày 27/8/2021, Công văn số 573/TTR-NV4 ngày 30/8/2021 của Thanh tra tỉnh cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Sở (722 người); Đồng thời thực hiện chọn lọc 10 bài dự thi có chất lượng cao nhất để gửi sang Thanh tra tỉnh tập hợp gửi Thanh tra Chính phủ.

- Cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia tập huấn pháp luật về tài nguyên và môi trường như tuyên truyền kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số thuộc Dự án VILG Nghệ An; hỗ trợ tạp huấn (Luật Đất đai 2013 và các nội dung liên quan, đặc biệt là nội dung về xử lý vi phạm hành chính, tranh chấp đất đai) cho UBND huyện thành phố, thị xã: Con Cuông, Vinh, Thanh Chương, Quỳ Hợp, Thái Hòa, Yên Thành.

- Thực hiện niên yết, công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan trên Công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường; cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An,...: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố, thị xã; Công bố của HĐND: Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 19/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh thông qua bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024; các Chương trình, Kế hoạch Thanh tra, Kiểm tra, các Kết luận, Quyết định xử phạt vi phạm hành chính,...

          - Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cấp huyện thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật, thông qua các cuộc họp các kênh thông tin khác; Cập nhật các văn bản mới được ban hành thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường và các văn bản khác liên quan để kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến tới UBND các cấp huyện, xã, các tổ chức, cá nhân liên quan để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Giải đáp tất cả các vướng mắc, kiến nghị của người dân liên quan đến việc thực hiện các quy định về tài nguyên và môi trường của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh: Pháp Luật đất đai, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường...

          - Triển khai Tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp, thiết thực trong ngành tài nguyên và môi trường để phục vụ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu pháp lý của các tổ chức, cá nhân. Hàng năm, Giám đốc Sở đều ban hành chương trình thực hiện ngày Pháp luật Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường; Tuyên truyền thông qua Tủ sách Pháp luật tại Sở, các buổi tiếp dân trực tiếp định kỳ vào ngày 15 hàng tháng của Chủ tịch UBND tỉnh; 5/hàng tháng của Bí thư Tỉnh ủy và tiếp dân thường xuyên tại phòng tiếp dân Sở Tài nguyên và Môi trường, trực tiếp trong quá trình giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai. Phục vụ và đáp ứng nhu cầu của nhân dân tìm hiểu về pháp luật tài nguyên và môi trường và các pháp luật khác bằng cách tổ chức in, ấn tài liệu, trang bị Tủ sách pháp luật để phục vụ cho việc tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

          - Tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật những vấn đề mang tính cấp bách thời sự, theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng trên địa bàn, đảm bảo có tính khả thi, có hiệu quả trên cả 08 lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường; Tổ chức mở chuyên trang, chuyên mục thường kỳ hàng năm, tháng, tuần để tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật về tài nguyên và môi trường trên các thông tin đại chúng của tỉnh; Website của Sở. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý môi trường, thông qua đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát huy tổng hợp các nguồn lực một cách hiệu quả trong việc cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng môi trường và hướng tới phát triển bền vững đất nước.

- Hàng tháng, Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường giao cho các phòng và các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho công chức, viên chức và người lao động tại Sở và các đơn vị trực thuộc.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức hưởng ứng các ngày lễ lớn, các chiến dịch về môi trường như Ngày khí tượng thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Tuần Lễ Biển và Hải đảo, Ngày Môi trường thế giới,.... Tuy nhiên năm 2021 do tình hình dịch bện Covid 19 nên tình hình dịch bệnh chỉ được triển khai chủ yếu trên các phương tiện thông tin truyền thông qua báo, đài, website của Sở, cầu truyền hình. 

- Tham mưu UBND tỉnh chủ trương thực hiện nhiệm vụ “Biên soạn tài liệu đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Nghệ An từ năm 1975-2020”.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung đề án “Lập báo cáo hiện trạng công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Nghệ An phục vụ công tác phòng chống thiên tai và quản lý nhà nước về lĩnh vực khí tượng thủy văn”.

- Hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán đề án “Điều tra khảo sát, xây dựng Quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An chưa được quy định tại Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ”.

2.3. Kết quả thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù, trong các trường học và Chương trình phối hợp giữa Hội đồng với các cơ quan liên quan trong công tác PBGDPL

          - Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai tốt công tác phối hợp với các ngành liên quan để xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường. Sở đã ký kết các Chương trình phối hợp cụ thể với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí về thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường.

     - Phối hợp với Đài Phát thanh- Truyền hình, UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, Hội người cao tuổi tỉnh; Hội Luật gia tỉnh,... tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai các quy chế phối hợp đã ký kết.

- Phối hợp với một số cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Nghệ An tổ chức công tác truyền thông nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường  

          - Tổ chức đoàn công tác của Sở trực tiếp làm việc với huyện để nắm bắt, hướng dẫn, giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc cho cơ sở.

- Phối hợp UBND cấp huyện, xã tổ chức tuyên truyền ngày Khí tượng Thế giới năm 2021 bằng các hình thức treo băng rôn, áp phích trên các trục đường lớn toàn tỉnh với chủ đề “Mặt trời, Trái đất và Thời tiết”, các khẩu hiệu tuyên truyền, giáo dục ý thức về chấp hành pháp luật về khí tượng thuỷ văn và biến đổi khí hậu.

- Tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và quản lý tổng hợp, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

- Tuyên truyền và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, kê khai tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và quản lý tổng hợp, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

          2. Về khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và giải pháp thực hiện:

          2.1. Về  khó khăn, vướng mắc

          - Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về tài nguyên và môi trường nói riêng và các Pháp Luật khác đã được triển khai tuy nhiên chưa được thường xuyên và sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa.

- Công việc PBGDPL là công việc khó, đòi hỏi năng lực, trình độ chuyên môn cao nhưng chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức này chưa được quan tâm thỏa đáng nên chưa thu hút được đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn tập trung thực hiện công tác này. Bên cạnh đó, Sở lại chưa có phòng Pháp chế dẫn đến việc đầu tư cho công tác này chưa sâu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc chưa đáp ứng yêu cầu của công tác này.

          - Hệ thống thể chế pháp luật về tài nguyên và môi trường (nhất lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo) vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, chồng chéo.

- Cơ sở dữ liệu, thông tin của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước, biển và hải đảo còn thiếu gây khó khăn cho việc cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành.

- Chưa đẩy mạnh được hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã trong công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Sự quan tâm của chính quyền cấp huyện, xã về lĩnh vực này chưa cao. Một số địa phương chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đất đai.

- Việc tổ chức thực hiện phối hợp tổ chức hưởng ứng các ngày lễ lớn, các chiến dịch về môi trường như Ngày khí tượng thế giới, Ngày Nước thế giới, Ngày Đại dương thế giới, Tuần Lễ Biển và Hải đảo, Ngày Môi trường thế giới,..chỉ thực hiện chủ yếu trên phương tiện truyền thông, đeo băng rôn. Các buổi tập huấn, Hội thảo, Hội nghị,...để tuyên truyền phổ biến việc thực hiện các văn bản pháp luật mới trong các lĩnh vực ngành tài nguyên và môi trường chưa tổ chức được nhiều.

          2.2. Nguyên nhân

- Lĩnh vực tài nguyên và môi trường là lĩnh vực rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trực tiếp người dân và tổ chức, khối lượng công việc nhiều, do đó trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn nhất định. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức về tầm quan trọng và sự cấp thiết của việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí còn thấp,

- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm, chưa có công chức chuyên sâu trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật. Kinh phí hoạt động cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật còn nhiều hạn chế. Việc nghiên cứu, áp dụng các văn bản pháp luật liên quan đến ngành tại các doanh nghiệp có nơi còn hạn chế.

- Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trong một số lĩnh vực của ngành như đất đai, môi trường thường xuyên thay đổi, thiếu tính nhất quán, đồng bộ, gây khó khăn cho việc tuyên truyền dẫn đến có lúc còn hạn chế, chưa được kịp thời và đầy đủ.

- Hiệu quả công tác chỉ đạo, phối hợp với các cấp, các ngành trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân, tổ chức về pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo chưa cao.-

- Cơ sở dữ liệu của tỉnh chưa xây dựng được một hệ thống cung cấp đầy đủ các thông tin, dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Do ảnh hưởng của dịch bện Covid-19 trên nên các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục, pháp luật; Tập huấn, Hội thao, Hội nghị,..không diễn ra được theo Chương trình, Kế hoạch được đề ra.

2.3. Giải pháp thực hiện

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý tì nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; Thường xuyên hệ thống hoá pháp luật để phát hiện và loại bỏ những quy định pháp luật lạc hậu, trùng lắp, mâu thuẫn, kịp thời bổ sung những thiếu sót trong mặt bằng pháp luật; Xây dựng kế hoạch pháp luật phù hợp với mỗi giai đoạn cụ thể; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học pháp lý, nâng cao kỹ thuật lập pháp, mở rộng các hình thức nhân dân tham gia vào việc xây dựng pháp luật... Đồng thời phải đảm bảo đủ kinh phí, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động giáo dục pháp luật.  

- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, hội, đoàn thể và UBND các cấp trong công tác tuyên truyền PBGDPL thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho người dân, doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền PBGDPL, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã, cung cấp những tài liệu văn bản cần thiết có liên quan đến chế độ chính sách pháp luật, tạo điều kiện cho họ có đủ trình độ kiến thức pháp luật để làm việc có hiệu quả.

- Đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, xây dựng và mở rộng các hình thức tuyên truyền để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản mới ban hành để kịp thời triển khai tuyên truyền và thực hiện./.

                                                                    Mai Huy Viện, Thanh tra viên

THÔNG BÁO
VĂN BẢN ĐƯỢC GỬI QUA MẠNG GIỮA CÁC ĐƠN VỊ

 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 28
  • Hôm nay: 625
  • Trong tuần: 9 931
  • Tất cả: 527877