Thúc đẩy triển khai công tác phân loại, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo lộ trình
Theo kết quả thống kê của Bộ
TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố đã ban hành quy định cụ thể phân
loại chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất
thải rắn tại địa phương; 02 tỉnh đã có quy định về chất thải rắn nhưng nội
dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh chưa
ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo
các kế hoạch, đề án của tỉnh về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa
ban hành các quy định hoặc chưa kịp thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường
tổng hợp.
Lần đầu tiên nguyên tắc phân loại
đối với CTRSH[1] đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi
trường năm 2020; đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ Tài nguyên và Môi
trường; địa phương trong việc ban hành quy định việc phân loại CTRSH tại nguồn.
Với quan điểm, coi chất thải là
tài nguyên, hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định: (1) Nội dung về yêu cầu kỹ
thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn
sinh hoạt; (2) Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt; (3) Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn
sinh hoạt; (4) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
(5) Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; (6) Phương pháp định giá dịch vụ
xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử
lý chất thải rắn sinh hoạt; (7) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau
khi kết thúc hoạt động.
Việc phân loại chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) tại nguồn thường được thực hiện thí điểm ở quy mô nhỏ, sau đó tổng
kết, rút kinh nghiệm và triển khai ở quy mô toàn quốc. Việc phân loại sẽ được
thực hiện khi tất cả các cấp, các ngành cùng vào cuộc, theo đó, UBND các cấp có
quy định cụ thể về phân loại CTRSH trên địa bàn; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, tổ chức chính trị - xã hội các cấp vận động cộng đồng dân cư, hộ gia đình,
cá nhân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn; Cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị
- xã hội ở cơ sở giám sát việc phân loại CTRSH của hộ gia đình, cá nhân.
Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023, là cơ sở để địa phương xây dựng
kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ
hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn đảm bảo phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ
môi trường, công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội; phù hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy
hoạch bảo vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương. Và để quy
định này nhanh chóng đi vào cuộc sống, Bộ TN&MT đã chủ trì tổ chức 02 Hội
nghị hướng dẫn triển khai công tác phân loại CTRSH tại Hải Phòng (khu vực miền
Bắc) và Thành phố Hồ Chí Minh (khu vực miền Nam); phối hợp với các tổ chức, cơ
quan truyền thông, báo chí triển khai các cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm… nhằm
hướng đến các đối tượng khác nhau có thể hiểu, nắm bắt quy định này.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi
trường cũng đã triển khai đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai phân loại
CTRSH bằng nhiều hình thức như: 02 lần có Công văn đôn đốc, yêu cầu địa phương
tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện quy định
phân loại CTRSH tại hộ gia đình, cá nhân[2]; tổ chức các buổi làm việc trực tiếp và
trực tuyến với địa phương để nắm bắt thông tin, hướng dẫn triển khai phân loại
CTRSH; lồng ghép nội dung tuyên truyền vào các hội nghị, hội thảo, tập huấn về
quản lý CTRSH; tổ chức triển khai các mô hình về phân loại CTRSH tại nguồn tại
một số đô thị[3], qua đó nâng cao nhận thức của chính quyền
địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị và người dân
tại các khu vực thí điểm; tăng cường năng lực, kinh nghiệm thực tiễn trong quá
trình hướng dẫn phân loại CTRSH.
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi
trường đang chuẩn bị ban hành Thông tư quy định về quy trình và định mức kinh tế
- kỹ thuật thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Có thể nói, về cơ bản hệ thống văn
bản pháp luật hướng dẫn việc thực hiện phân loại CTRSH đã tương đối đầy đủ, tạo
hành lang pháp lý quan trọng để hỗ trợ các địa phương thực hiện phân loại
CTRSH.
Thực trạng tồn tại, hạn chế
Tổng khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh trên địa bàn 61/63 tỉnh/thành phố là khoảng 67.877 tấn/ngày
(trong đó khu vực đô thị phát sinh khoảng 38.143 tấn/ngày và khu vực nông thôn
khoảng 29.734 tấn/ngày). Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý tại
đô thị trung bình khoảng 96,6%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (95%); tại khu vực
nông thôn trung bình khoảng 77,69%; trong đó tỷ lệ chôn lấp khoảng 64% (giảm
26% so với năm 2012).
Về cơ sở xử lý và công nghệ xử lý
hiện nay, toàn quốc có khoảng 1.456 cơ sở xử lý, trong đó có 07 cơ sở đốt chất
thải rắn phát điện; 476 cơ sở đốt chất thải rắn không phát điện, 951 cơ sở chôn
lấp chất thải rắn sinh hoạt. Theo số liệu năm 2019 có 70% CTRSH được chôn lấp,
con số này hiện đã giảm xuống còn khoảng 64%.
Hiện nay, khi chất thải chưa được
phân loại triệt để; năng lực xử lý của các cơ sở xử lý CTRSH cơ bản đáp ứng được
yêu cầu (64% chất thải được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp; 10,25% đốt
có phát điện, 9,6% đốt không phát điện, 16,15% xử lý CTRSH thành mùn/phân hữu
cơ). Tuy nhiên, khi thực hiện phân loại CTRSH, hạ tầng kỹ thuật cũng như năng lực
hiện hữu của các cơ sở xử lý chất thải ở nước ta chưa thể đáp ứng theo yêu cầu.
Theo kết quả thống kê của Bộ
TN&MT, đến nay có 16 tỉnh, thành phố[4] đã ban hành quy định cụ thể phân loại
chất thải rắn sinh hoạt trong các văn bản quy định chi tiết về quản lý chất thải
rắn tại địa phương; 02 tỉnh[5] đã có quy định về chất thải rắn
nhưng nội dung phân loại được viện dẫn theo quy định của Luật BVMT; 10 tỉnh[6] chưa ban hành thành văn bản quy phạm
pháp luật mà việc phân loại được thực hiện theo các kế hoạch, đề án của tỉnh về
quản lý chất thải rắn sinh hoạt; 33 tỉnh chưa ban hành các quy định hoặc chưa kịp
thời báo cáo gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
Việc phân chia thành bao nhiêu loại
CTRSH phụ thuộc vào điều kiện hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường hiện có tại
địa phương và yêu cầu công nghệ song giữa các địa phương lại không đồng đều.
Giải pháp trong thời gian tới
Điều cốt lõi để thực hiện thành
công quy định về phân loại CTRSH là cần có sự quyết tâm của các cấp chính quyền,
các tổ chức chính trị - xã hội, sự đồng lòng của người dân trong công tác phân
loại CTRSH. Vì vậy, ngay từ bây giờ UBND các cấp tại từng địa phương trên cả nước
cũng cần xây dựng kế hoạch và chuẩn bị nguồn lực để từng bước đưa công tác phân
loại chất thải rắn sinh hoạt đi vào thực tế, cụ thể:
Thứ nhất, Ban hành văn bản quy định
chi tiết về quản lý CTRSH của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, trong đó có
công tác phân loại CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được quy định tại
khoản 6 Điều 79 Luật BVMT năm 2020; từng bước triển khai phân loại CTRSH đồng bộ,
thống nhất trên địa bàn cấp tỉnh, ưu tiên triển khai trước đối với những khu vực
có đủ điều kiện về hạ tầng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Trong quá trình
thực hiện, lưu ý nghiên cứu, áp dụng phù hợp theo Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại
chất thải rắn sinh hoạt ban hành kèm theo Văn bản số 9368/BTNMT-KSONMT ngày
02/11/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thứ hai, Quy định cụ thể hình thức
và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất
thải đã được phân loại; định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt theo quy định của pháp luật về giá được quy định tại khoản 6 Điều 79
Luật BVMT năm 2020, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 73 Luật giá năm
2023.
Thứ ba, Quy hoạch và thực hiện
quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý CTRSH, giao đất kịp thời để triển khai
xây dựng và vận hành khu xử lý CTRSH trên địa bàn; bố trí kinh phí, tăng cường
thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích cho việc đầu tư đồng bộ hạ tầng
thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH và hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị
công cộng phục vụ quản lý CTRSH trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực đầu tư
(nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ODA và các nguồn kinh phí hợp pháp khác), khuyến
khích xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được quy định
tại khoản 6 Điều 78 Luật BVMT năm 2020.
Thứ tư, Phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện tuyên
truyền nâng cao nhận thức về quản lý CTRSH, trong đó tập trung vào một số
nội dung sau: (i) Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nâng cao
nhận thức của cộng đồng dân cư, cơ quan, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ
trong phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng tiến tới giảm thiểu khối lượng
CTRSH phải xử lý, bằng nhiều hình thức phù hợp; hình thành lối sống thân thiện
với môi trường; (ii) Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường
trực quan, sinh động phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học phổ
thông; (iii) Tổ chức thường xuyên, hiệu quả các chương trình tuyên truyền, truyền
thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp cùng
chung tay thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn.
Đồng hành cùng các địa phương
trên cả nước, từ nay đến cuối năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục
xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH; quy
định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; hướng dẫn,
hỗ trợ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch
và triển khai đồng bộ hoạt động phân loại CTRSH tại hộ gia đình, cá nhân. Phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc tăng cường tuyên truyền, vận động,
hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý CTRSH, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ về ý thức, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường của người
dân.
Nguồn: https://monre.gov.vn/