image banner
Thực trạng và khó khăn trong công tác thẩm định xét công nhận nông thôn mới các tiêu chí về môi trường và chất lượng môi trường sống (giai đoạn 2021-2025).

Công tác bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân; lĩnh vực môi trường là lĩnh vực rộng tác động đến mọi thành phần, là điều kiện, yếu tố tiên quyết cho việc phát triển kinh tế xã hội bền vững. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình hết sức có ý nghĩa, là quá trình tác động sâu sắc và toàn diện của con người đến môi trường nông thôn, đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Trong quá trình thực hiện nội dung của tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm của bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2016-2020 cho thấy nội dung thực hiện và hồ sơ minh chứng của các chỉ tiêu liên quan đến nhiều thành phần, đồng thời đòi hỏi phải có đầu tư kinh phí và sự phối hợp của các bên liên quan mới hoàn thành. Bên cạnh đó nội dung thực hiện chưa cụ thể, còn chung chung, kết quả thực hiện chưa đảm bảo tính bền vững cho công tác bảo vệ môi trường.

Năm 2020, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được ban hành thay thế Luật năm 2014; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Nội dung các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường và chất lượng môi trường sống giai đoạn 2021-2025 được ban hành đã bám theo các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đồng thời yêu cầu cao hơn, cụ thể hơn, chi tiết hơn so với nội dung tiêu chí của giai đoạn 2016-2020. Để hoàn thành nội dung các chỉ tiêu của tiêu chí môi trường giai đoạn 2021-2025 cần phải có sự chung sức của mọi thành phần trên địa bàn, có kinh phí để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng về môi trường theo quy định; đồng thời phải duy trì thực hiện thường xuyên, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc.

Một số khó khăn trong công tác thẩm định các tiêu chí

Việc đánh giá thẩm định nội dung chỉ tiêu về thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn trên địa bàn cấp xã và huyện thì phải đánh giá về hạ tầng môi trường (đó là điểm lưu giữ, trung chuyển chất thải rắn, hệ thống mương thu gom thoát nước thải khu dân cư...), Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hướng đẫn tại Công văn số 3659/BTNMT-TCMT ngày 28/6/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn tại phụ lục 01 kèm theo Công văn 48844/STNMT0BVMT ngày 15/8/2022 và Công văn số 2580/STNMT-BVMT ngày 19/4/2024; nội dung này đã yêu cầu thực hiện từ giai đoạn 2016 -2020, nay tiếp tục thực hiện đánh giá tại chỉ tiêu 17.6 và 7.1; nhưng các xã chưa được hỗ trợ kinh phisdaaxn đến hạ tầng môi trường chưa đảm bảo theo quy định.

Về nội dung thẩm định chỉ tiêu phân loại chất thải rắn tại nguồn đang còn hạn chế do người dân chưa đầu tư đủ phương tiện phân loại và thực hiện phân loại tại nguồn theo yêu cầu (do thói quen, nhận thức của người dân, bên cạnh đó hạ tầng về bảo vệ môi trường để thu gom, lưu giữ và xử lý sau phân loại chưa đáp ứng kịp). Việc quy hoạch diện tích đất để xây dựng các hệ thống công trình bảo vệ môi trường đang gặp khó khăn, nhiều địa phương chưa bố trí được quỹ đất để thực hiện xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nhất là các điểm trung chuyển và khu xử lý rác thải tập trung.

Đối với nội dung đánh giá việc thu gom, xử lý nước thải trong khu dân cư còn bất cập do hệ thống mương thu gom, thoát nước thải trong khu dân cư chưa đáp ứng được cho mục tiêu thu gom, thoát nước thải, trong khu dân cư, chủ yếu là thoát nước bề mặt.

Bên cạnh đó nội dung đánh giá việc thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật: yêu cầu hồ sơ minh chứng phải tổng hợp được khối lượng phát sinh trên địa bàn và được thu gom, xử lý 100%; nhưng các xã và huyện chưa xác định được khối lượng phát sinh, việc thu gom,xử lý chưa đảm bảo theo yêu cầu; trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở xử lý chất thải này, để khối lượng phát sinh được thu gom xử lý đòi hỏi  phải có kinh phí (các địa phương gặp khó khăn trong việc bố trí kinh phí và đơn vị xử lý).

 Đối với huyện nông thôn mới yêu cầu phải có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho khu dân cư và khu xử lý chất thải rắn tập trung nhưng các huyện chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung của tiêu chí.

Đề xuất giải pháp

          Đề việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc tiêu chí về môi trường và chất lượng môi trường sống do ngành tài nguyên hướng dẫn, cần quan tâm thực hiện một số giải pháp như:

Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của giai đoạn 2021-2025 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ và người dân tham gia công tác xây dựng nông thôn mới.

Các sở ngành chủ động phối hợp để thực hiện các nội dung thuộc nhiệm vụ của ngành về công tác bảo vệ môi trường theo Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh

UBND cấp huyện, xã tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra và giám sát người dân thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải rắn tại nguồn và tập trung hoàn thiện hạ tầng môi trường.

THÔNG BÁO
VĂN BẢN ĐƯỢC GỬI QUA MẠNG GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1