image banner
Một số điều cần biết về phân loại chất thải rắn sinh hoạt

 

Thực hiện Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 30/7/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành quy định về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có báo cáo Đánh giá công tác truyền thông về giảm thiểu rác thải nhựa. Tại Quyết định đã quy định bắt buộc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn có hiệu lực.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định, từ ngày 31/12/2024, phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là việc làm bắt buộc đối với mọi cá nhân và hộ gia đình. Theo đó, CTRSH phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân thành 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm và CTRSH khác. Đáng chú ý, khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại CTRSH theo quy định; không sử dụng bao bì chứa CTRSH theo quy định. Mặc dù Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/8/2022, song từ ngày 25/8/2022 đến ngày 31/12/2024 là khoảng thời gian giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải, làm quen với việc phân loại rác thải hằng ngày; hiểu và xem việc phân loại rác như một tập quán trong đời sống hằng ngày, xem rác như một nguồn tài nguyên có lợi cho chính họ và cộng đồng xã hội. Sau ngày 31/12/2024, hộ gia đình không thực hiện phân loại rác và không sử dụng bao bì chứa CTRSH đúng theo quy định thì bị phạt tiền theo Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.

Hiện nay đối với chất thải rắn chưa được các gia đình quan tâm đúng mức, hầu hết mọi người đều quan niệm cái gì không sử dụng được thì vứt đi. Tâm lý người dân cho rằng, việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại càng khó khăn hơn, gây quá tải cho các bãi rác. Việc xử lí rác thải là một vấn đề khách quan và rất cần thiết trong mọi hoạt động sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của con người. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng đã trở thành một vấn đề vô cùng nghiêm trọng không chỉ bởi người dân và một số cơ sở thường xuyên xả các loại nước thải ra môi trường mà còn là do rác thải gây ô nhiễm nguồn nước gây ra.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trên các nền tảng số, nền tảng xã hội; thay đổi cách thức để tạo sự thu hút với cộng đồng, xã hội về bảo vệ môi trường nói chung và rác thải nói riêng. Cần định hướng phát triển công nghệ theo thứ bậc ưu tiên: 1. Tái sử dụng; 2. Tái chế; 3. Thu hồi nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng; 4. Xử lý triệt để trước khi chôn lấp. Tổ chức thực hiện cơ chế mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất PPI, thay đổi hành vi từ khâu thiết kế, sử dụng nguyên nhiên vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng vật liệu nhựa, sử dụng một lần hướng tới vật liệu dễ tiêu hủy, tạo lập thị trường liên quan đến xử lý rác thải, trong đó có rác thải nhựa và rác thải sinh hoạt. Cuối cùng, tập trung thiết kế hệ thống quan trắc, đánh giá, cơ sở dữ liệu về rác thải, trong đó có rác thải sinh hoạt và rác thải nhựa.

Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc bỏ rác đúng nơi quy định cũng như phân loại rác thải. Thói quen của nhiều người dân là tất cả các loại rác bao gồm:  thực phẩm thừa, vật dụng hỏng… đều được bỏ chung một túi hoặc thùng rác mà không cần biết trong đó Rác thải có thể đưa vào tái chế và phục vụ cho cuộc sống con người. chính vì vậy mà công tác phân loại rác thải tại nguồn sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được. Cho nên, chúng ta nên thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, nhất là tại các hộ gia đình là vấn đề cần thiết và thiết thực nhất để góp phần bảo vệ môi trường.

 

 

THÔNG BÁO
VĂN BẢN ĐƯỢC GỬI QUA MẠNG GIỮA CÁC ĐƠN VỊ
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1