Nghệ An: Nhìn từ thực trạng công tác quy hoạch, quản lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước qua việc thực hiện điều tra, khảo sát thực tế trên địa bàn tỉnh.
Không
chỉ tỉnh Nghệ An mà trên cả nước nói chung, việc tổng hợp, điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng về khối lượng
chất thải rắn xây dựng và bùn thải, cũng như công tác thu gom, vận chuyển; dự
báo khối lượng chất thải rắn xây dưng, bùn thải phát sinh theo xu thế phát triển
hóa đô thị, nông thôn mới còn thiếu; việc xác định vị trí, quy mô và địa điểm xử
lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải hầu như chưa có và nếu có cũng chưa kết hợp
với việc xử lý chất thải rắn; công nghệ xử lý chưa được khuyến cáo trong các
quy hoạch này. Việc thiếu quy hoạch, quản lý các khu vực đổ, xả và xử lý đang
là những khó khăn trong thực tế triển khai hiện nay
Với
yêu cầu cấp bách đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch nhằm tăng cường chỉ đạo các cấp,
các ngành trong công tác bảo vệ môi trường theo quy định mới như: Công văn số
4409/UBND-NN ngày 30/6/2021 của UBND tỉnh về triển khai Luật Bảo vệ Môi trường
năm 2020; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị
quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2022 - 2030; Kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh Nghệ An thực hiện Nghị quyết số
08-NQ/TU ngày 02/3/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2022 - 2030.
Để
cụ thể hóa nhiệm vụ trên ngày 10/8/2022 UBND tỉnh Nghệ An đã ra Công văn số
6072/UBND-NN về việc xây dựng chuyên đề hiện trạng môi trường và xây dựng quy định
về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm
cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Nghệ An chủ trì thực hiện Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi
trường và xây dựng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng,
bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh
Nghệ An. Ngày 14/3/2024, UBND tỉnh Nghệ An
ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương và kinh phí thực
hiện Báo cáo chuyên đề hiện trạng môi trường và xây dựng quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải
từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ
An. Ngày 27/6/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An ban hành Quyết định
số 257/QĐ-STNMT giao Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm
vụ nêu trên.
Trung
tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai một
trong những nội dung quan trọng của báo cáo chuyên đề hiện trạng là công tác
ngoại nghiệp, điều tra sơ bộ, thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin tài liệu; khảo
sát hiện trạng tại các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các
xã, phường, thị trấn, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Kết
quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ dân, cơ sở, sử dụng bể tự hoại trong các
công trình vệ sinh tại gia đình và trụ sở các cơ quan đơn vị. Tuy nhiên, việc
quản lý, nắm bắt các thông tin dữ liệu hầu như còn lỏng lẻo, không có nguồn số
liệu cụ thể. Tỷ lệ các hộ gia đình và các đơn vị này thực hiện hút bùn định kỳ
trong bể tự hoại là rất thấp. Hoạt động quản lý, giám sát việc thực hiện thu
gom, xử lý phân bùn tự hoại còn rất hạn chế. Việc cấp phép đăng ký đối với các
đơn vị thu gom chưa đảm bảo. Các kênh thông tin, tuyên truyền tới người dân về
hoạt động định kỳ hút phân bùn chưa được thực hiện.
Đối
với rác thải rắn xây dựng đa số trên địa bàn các huyện, thị xã, chưa có quy hoạch
bãi tập kết rõ ràng, thu gọm vận chuyển còn lẫn lộn với rác thải sinh hoạt và tự
phát. Việc quản lý phối hợp giữa các ban, ngành còn trồng chéo nên tạo lỗ hổng
cho việc vận chuyển, thu gom và phát thải chất thải rắn xây dựng diễn ra một
cách tự do không có quản lý và gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường sống.
Đặc biệt, mức xử phạt với các hành vi đổ trộm rác thải xây dựng, một trong những
công cụ quản lý quan trọng lại chưa đủ sức răn đe mạnh mẽ. Với tốc độ đô thị
hoá nhanh như hiện nay, rõ ràng việc quy hoạch các bãi thải xây dựng và các giải
pháp xử lý rác thải trong xây dựng là việc làm cấp thiết để bảo vệ môi trường,
cảnh quan đô thị và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
|
|
|
|
Hình ảnh điều
tra thực tế tại các huyện, cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An
|
|
|
|
|
Hình ảnh chất
thải rắn xây dựng tại Huyện Quỳnh Lưu
|
|
Hình ảnh chất
thải rắn xây dựng tại cầu Lồi Huyện Diễn Châu
|
|
Hình ảnh các đợn
vị hút bùn thải tư nhân tự phát dán quảng cáo tràn lan
|
Vì
vậy, Để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có thể đề xuất một số giải pháp sau:
- Sớm ban hành quy định về thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng, bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn
thải từ hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn
thiện các luật, chính sách liên quan bùn thải từ bể phốt, hầm cầu và bùn
thải từ hệ thống thoát nước giúp chính quyền địa phương quản lý hoạt động
thu gom, quản lý và xử lý bùn thải hiệu quả hơn;
- Tận thu rác thải xây dựng mang lại hiệu
quả kinh tế, tạo ra nhiều công việc cho người dân cũng như hạn chế, giảm
thiểu nạn đổ trộm rác thải gây ô nhiễm đến môi trường.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho cộng đồng và doanh nghiệp về mức độ ô nhiễm của bùn thải từ bể phốt,
hầm cầu và bùn thải từ hệ thống thoát nước, sự cần thiết phải hút bùn định
kỳ là rất cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và bảo vệ môi trường địa
phương;
- Việc thu gom vận chuyển chất thải rắn
xây dựng, bùn thải của các công ty nhà nước và tư nhân cần phải được giám
sát chặt chẽ nhằm đảm bảo hoạt động được thực hiện đúng qui định, đảm bảo
kinh tế cho doanh nghiệp và vê sinh môi trường cho cộng đồng;
- Sự hợp tác giữa chính quyền địa
phương và các nhà khoa học là cần thiết nhằm đưa ra các giải pháp công nghệ
xử lý bùn thải với chi phí hợp lý, thân thiện với môi trường, dễ vận hành
và quản lý. Ngoài ra, việc nghiên cứu tái sử dụng bùn thải có thể mang lại
hiệu quả kinh tế, tác động xã hội và bảo vệ môi trường tại các đô thị của
tỉnh Nghệ An.
Nguồn: Phòng Quan trắc Môi trường - Trung tâm Quan trắc
TN&MT Nghệ An